MÂM QUẢ CƯỚI 3 MIỀN:
1. Mâm quả cưới hỏi trong lễ gia tiên miền Bắc:
Mâm quả cưới hỏi trong lễ gia tiên miền Bắc thường là “ngoài lẻ trong chẵn” là số lượng tráp là lẻ và số đồ lễ là chẵn, nên số lượng mâm quả miền Bắc thường là 3,5,7,9… tráp.
– 3 tráp bao gồm: mâm trầu cau (bắt buộc phải có), mâm chè, mâm hạt sen.
– 5 tráp bao gồm: mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và trà, mâm bánh cốm.
– 7 tráp bao gồm: mâm trầu cau, mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và trà, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.
– 9 tráp bao gồm: mâm trầu cau, mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và trà, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.
– 11 tráp là quá nhiều nên cũng rất ít nhà lựa chọn, nếu có thì nó sẽ bao gồm 9 tráp như trên và bổ sung thêm mâm bánh nướng bánh dẻo, mâm xôi gấc trang trí đậu xanh.
2. Mâm quả cưới hỏi trong lễ gia tiên miền Trung
Số mâm quả của người miền Trung là số sẵn như 4,6, 8 … Trong đó bắt buộc phải có đủ 4 lễ vật như: trầu cau, trà rượu, bánh phu thê (su sê và nến tơ hồng…) Còn lại thì tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà chuẩn bị thêm. Các lễ vật trong mâm quả khác của người miền Trung có thể là bánh kem, nem chả, thuốc lá …
Với một số nơi như Đà Nẵng, quan niệm tổng số người rước dâu bưng mâm quả phải ứng với số sinh hoặc lão. Trong đó 1, 2, 3, 4, 5, 6… tương ứng với sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão… Và số ứng với sinh hoặc lão sẽ là đẹp nhất.
=> 4 lễ vật bắt buộc phải chuẩn bị đó là: trầu cau, bánh phu thê, chè rượu và nến tơ hồng. Số lượng trong mâm trầu cau sẽ là 105 quả cau với ý nghĩa chúc trăm năm hạnh phúc. Bánh phu thê tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng hòa thuận êm ấm. Chè rượu tỏ lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Và cặp nến tơ hồng sẽ do một người cao tuổi có gia đình hạnh phúc thổi tắt sau khi lễ xong để lấy may cho đôi trẻ cũng có cuộc sống hôn nhân như vậy.
3. Mâm quả cưới hỏi trong lễ gia tiên miền Nam
Mâm quả cưới hỏi ở miền Nam thường là số chẵn: 4, 6, 8, 10 – các gia đình miền Nam sẽ chọn 6 và 8, vì đây là 2 số tượng trưng cho may mắn, tài lộc, hạnh phúc. Ngoài ra, thay vì sử dụng bánh cốm thì người miền Nam sẽ chuẩn bị bánh su sê, bánh Pía… . Đặc biệt bánh su sê là loại bánh có hình vuông và gói bằng lá dứa, còn gọi là cặp bánh âm dương, thể hiện sự gắn kết bền chặt trong đời sống vợ chồng.
=> Đặc biệt ở miền Nam không thể thiếu cặp đèn khắc hình long phụng. Đôi đèn sẽ được nhà trai đem qua còn chân đèn sẽ do nhà gái chuẩn bị. Theo quan niệm của người miền Nam, nếu đôi đèn và chân đèn khớp nhau trong ngày lễ gia tiên thì cặp đôi ấy sẽ hòa hợp trăm năm, hạnh phúc viên mãn.